Tác nhân gây bệnh:
Là giống Whispovirus thuộc họ mới Nimaviridae
- Virus dạng hình trứng, kích thước 120x275nm, có một đuôi phụ ở một đầu, kích thước 70x300nm.
- Virus có ít nhất 5 lớp protein, trong lượng phân tử từ 15- 28 kilodalton. Vỏ bao có hai lớp protein VP28 và VP19; Nucleocapsid có 3 lớp VP26, VP24, VP15
- Nhân cấu trúc dsADN: Không có thể ẩn (Occlusion body).
Dấu hiệu bệnh lý:
- Dấu hiệu đặc trưng của bệnh có những đốm trắng ở dưới vỏ. Những đốm trắng thường có đường kính từ 0,5-2,0 mm (hình 50-53).
- Thường liên quan đến sự xuất hiện của bệnh đỏ thân.
- Những dấu hiệu khác: Đầu tiên thấy tôm ở tầng mặt và dạt vào bờ, bỏ ăn, hoạt động kém, các phần phụ bị tổn thương, nắp mang phồng lên và vỏ có nhiều sinh vật bám.
- Khi có dấu hiệu sức khoẻ tôm yếu, đồng thời các đốm trắng xuất hiện, tỷ lệ tôm phát bệnh trong vòng từ 3-10 ngày lên đến 100% và tôm chết hầu hết trong ao nuôi.
Bệnh vi rút đốm trắng ở tôm sú (mẫu thu Hải Phòng)
Bệnh pháp phòng bệnh:
- Chọn tôm bố mẹ có chất lượng tốt (chiều dài từ 26-30cm, đánh ở độ sâu 60-120m) không nhiễm WSVD.
- Không vận chuyển tôm giống mật độ cao.
- Thức ăn tươi sống không hư thối và dùng nhiệt nấu chín.
- Hàng tháng cho tôm ăn Vitamin C từ 1-2 đợt với liều 2-3 g/1 kg thức ăn cơ bản, mỗi đợt cho tôm ăn một tuần liên lục.
- Nguồn nước cấp cho ao nuôi tôm phải lắng lọc và khử trùng.
- Vớt tôm chết ra khỏi ao
- Ngăn chặn không cho tôm và giáp xác khác vào ao nuôi.
- Nước ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng phải xử lý bằng Chlorua vôi nồng độ cao (30-50g/m3), không được xả ra ngoài. Khi phát hiện bệnh, tốt nhất là thu hoạch ngay
TS. Bùi Quang Tề
Pingback: Bệnh Taura (TSV) – NANO THẢO DƯỢC CÁ, TÔM
Pingback: Bệnh hoại tử cơ (đục thân) do virut- Infectious Myonecrosis Virus (IMNV) – NANO THẢO DƯỢC CÁ, TÔM
Pingback: Bệnh của tôm chân trắng nuôi thương phẩm theo tháng - NANO THẢO DƯỢC CÁ, TÔM
Pingback: Bệnh hoại tử cơ (đục thân) do virut- Infectious Myonecrosis Virus (IMNV) - Bùi Quang Tề
Pingback: Bệnh của tôm chân trắng nuôi thương phẩm theo tháng - Bùi Quang Tề