Bệnh vi khuẩn Vibrio spp

Tác nhân gây bệnh:

Giống Vibrio thuộc họ Vibrionaceae. Đặc điểm chung các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio: Gram âm, hình que thẳng hoặc hơi uốn cong, kích thước 0,3-0,5 x 1,4-2,6 mm. Cơ bản chúng đều sống trong môi trường nước, đặc biệt là nước biển và cửa sông, liên quan đến các động vật biển. Một số loài là tác nhân gây bệnh cho người và động vật biển. Những loài gây bệnh cho tôm là: V. alginolyticus, V. anguillrium, V. ordalii, V. salmonicida, V. parahaemolyticus, V. harvey, V. vulnificus….

Đối với tôm Vibrio spp gây bệnh phát sáng, đỏ dọc thân, ăn mòn vỏ kitin… V. parahaemolyticus gây bệnh phát sáng ở ấu trùng tôm sú. V. alginolyticus gây bệnh đỏ dọc thân ấu trùng tôm sú. V. parahaemolyticus, V. harvey, V. vulnificus, V. anguillarum… gây bệnh đỏ thân ở tôm sú thịt, ăn mòn vỏ ở giáp xác

Đối với tôm sú, vi khuẩn V. parahaemolyticus gây bệnh phát sáng ở ấu trùng ; V. alginolyticus gây bệnh đỏ dọc thân ấu trùng. V. parahaemolyticus, V. harvey, V. vulnificus, V. anguillarum… gây bệnh đỏ thân ở tôm sú thịt.

Dấu hiệu bệnh lý:

  • Tôm ở trạng thái không bình thường: Nổi lên mặt ao, dạt bờ, kéo đàn bơi lòng vòng.
  • Tôm trạng thái hôn mê, lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn.
  • Tôm có sự biến đổi màu đỏ hay màu xanh. Tôm vỏ bị mềm và  xuất hiện các vết thương hoại tử,  ăn mòn trên vỏ, các phần phụ (râu, chân bò, chân bơi, đuôi) bị ăn mòn gẫy hoặc cụt dần.
  • Ấu trùng tôm và tôm giống có hiện tượng phát sáng khi nhiễm V.parahaemolyticusV. harveyi.
  • Xuất hiện các điểm đỏ ở gốc râu, vùng đầu ngực, thân, các phần phụ của ấu trùng tôm khi nhiễm V. alginolyticus.

Biện pháp phòng trị bệnh:

Phòng bệnh: Các trại sản xuất tôm cần thực hiện một số biện pháp sau:

  • Lọc nước qua tầng lọc cát và xử lý tia cực tím.
  • Xử lý tôm bố mẹ bằng Formalin 20-25 ppm thời gian 30-60 phút.
  • Ương tảo bằng Ekvarin liều lượng 2ml/m3.
  • Xử lý Artemia bằng Chlorin 10-15ppm trong 01 giờ ở nước ngọt, vớt ra rửa sạch rồi mới cho ấp.
  • Thường xuyên xi phông đáy để giảm lượng vi khuẩn ở tầng đáy bể ương.
  • Giai đoạn Zoea phòng bệnh bằng Ekvarin liều lượng 1ml/m3.
  • Trường hợp bị bệnh nặng phải huỷ đợt sản xuất và xử lý bằng Chlorin 200-250 ppm trong một giờ mới xả ra ngoài.

Trị bệnh: Dùng thảo dược cao cấp trị bệnh cho ấu trùng tôm.

Ekvarin liều lượng 1-2ml/m3. Thuốc phun trực tiếp trong bể  3 ngày liên tục.

Dùng thuốc thảo dược Ekvarin trộn với thức, liều lượng 1ml/10kg tôm/ngày; trị bệnh cho ăn 5-7 ngày; phòng bệnh định kỳ 15 ngày cho tôm ăn một đợt 3 ngày liên tục cho tôm thịt.

TS. Bùi Quang Tề