Bệnh tử gan tụy cấp (EMS/AHPNS)

Tác nhân gây bệnh:

Theo Lightner, 2013 xác định Vibrio parahaemolyticus có gen sinh ra độc tố cực mạnh gây hội chứng hoại tử gan tụy cho tôm nuôi là tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm nuôi nước mặn. Nghiên cứu của ông cũng cho biết dòng vi khuẩn V. parahaemolyticus gây bệnh trên tôm không chứa chất độc gây bệnh cho người.

Dấu hiệu bệnh lý:

  • Tôm chậm lớn, lờ đờ bỏ ăn, táp mé và chết ở đáy ao/đầm nuôi.
  • Khi tôm chết thường không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng.
  • Tôm sú P. monodon chết ở 20-30 ngày sau khi thả (35-45 ngày tuổi),
  • Tôm chân trắng chết ở 30-35 ngày sau khi thả (45-50 ngày tuổi).
  • Tôm bệnh có hiện tượng vỏ mềm, màu sắc cơ thể biến đổi, gan tụy mềm nhũn, sưng to hoặc teo lại. Có các đốm trắng (hoặc đen/nâu) ở trên gan tụy hoại tử.
  • Các tế bào trung tâm của tổ chức gan tụy (tế bào tiết B: Basenzellen, tế bào xơ F: Fibrillenzellen, tế bào dự trữ R: Restzellen) có sự biến đổi cấu trúc và rối loạn chức năng.
  • Các tế bào của tổ chức gan tụy có nhân lớn bất thường và có hiện tượng bong tróc tế bào biểu mô ống lượn và bị viêm nhẹ
  • Ở giai đoạn cuối của hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính có sự tập hợp của tế bào máu ở giữa ống gan tụy và nhiễm khuẩn thứ cấp

Bệnh pháp phòng trị bệnh:

  • Lựa chọn con giống không mang mầm bệnh (Specific Pathogen Free – SPF) hoặc con giống có khả năng kháng bệnh (Specific Pathogen Resistance – SPR). Giống không nhiễm Vibrio.
  • Thực hành nuôi tốt (BMP, GAP, VietGAP).
  • Thực hiện giám sát dịch bệnh chủ động hoặc xây dựng cơ sở nuôi an toàn dịch bệnh.
  • Dùng thuốc thảo dược Ekvarin, liều lượng 1ml/10kg tôm/ngày; trị bệnh cho ăn 5-7 ngày; phòng bệnh định kỳ 15 ngày cho tôm ăn một đợt 3 ngày liên tục

TS. Bùi Quang Tề

1 thoughts on “Bệnh tử gan tụy cấp (EMS/AHPNS)

  1. Pingback: Bệnh của tôm chân trắng nuôi thương phẩm theo tháng - Bùi Quang Tề

Comments are closed.