[Sách] Công nghệ nuôi thương phẩm cá tra theo quy phạm thực hành nuôi thủy sản tại Việt Nam (VietGap)

Nuôi trồng thủy sản đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế của nước ta. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2005 đạt 1.437.400 tấn, năm 2010 đạt 2.800.000 tấn, tăng gấp đôi so với năm 2005, trong đó tập trung vào một số đối tượng như Tôm Sú, Tôm Thẻ chân trắng, Cá Tra, Cá Rô phi và một số loài đặc sản khác.

Năm 2011 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3 triệu tấn. Trong đó, các nhóm sản phẩm tôm; Cá Tra; Cá Ngừ đại dương; mực và bạch tuộc; nhuyễn thể hai mảnh vỏ; cá biển; Cá Rô phi sẽ là những đối tượng chủ lực phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Năm 2011 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã đạt mức 6,118 tỷ USD, xuất khẩu Cá Tra đạt 1,8 tỷ USD, sản lượng Cá Tra thương phẩm đạt 1.200.000 tấn.

Một trong những ách tắc khó khăn nhất của xuất khẩu là dư lượng hóa chất, kháng sinh, các nước nhập khẩu họ đặt ra một hàng rào kỹ thuật mà Việt Nam phải vượt qua.

Để giải quyết các vấn đề gây nhiễm các chất không được phép sử dụng, có hại đến sức khỏe người tiêu dùng và vượt qua được rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu, tạo ra thị trường xuất khẩu bền vững và ổn định. Xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất nuôi trồng thủy sản tạo ra nguồn nguyên liệu chủ lực cho chế biến xuất khẩu thủy sản. Do đó, cần phải xây dựng giải pháp kỹ thuật không dùng thuốc hoặc tìm các chất thay thế an toàn, áp dụng quy trình công nghệ nuôi tiên tiến nhằm đạt được sản phẩm thủy sản an toàn vệ sinh thực phẩm.

Quy phạm thực hành ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

Công nghệ nuôi Cá Tra thâm canh theo hướng bền vững (hay còn gọi là “nuôi sạch”) là sản xuất ra nguyên liệu (sản phẩm) tôm thương phẩm đảm bảo các chỉ tiêu hóa học không vượt quá giới hạn cho phép khi sử dụng làm thực phẩm cho người. Hạn chế mức thấp nhất rủi ro làm sản phẩm cá nuôi bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh cho người tiêu dùng.

Công nghệ “nuôi sạch” được áp dụng chủ yếu theo tiêu chuẩn ngành đã ban hành: 28TCN 213 : 2004 Quy trình kỹ thuật nuôi thâm canh cá tra. Thông tư số  45/2010/TT-BNNPTNT ngày  22 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi cá tra thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trong nuôi trồng thủy sản chúng ta cần quan tâm đến hai mối nguy chính là sinh họchóa học, các mối nguy này tác động và ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn vệ sinh sản phẩm (nguyên liệu), như sau:

– Môi trường nuôi: nguồn nước, chất đáy, các sinh vật trong ao: có thể tồn tại các dư lượng thuốc trừ sâu, kháng sinh, kim loại nặng…

– Các yếu tố hữu sinh: tác nhân gây bệnh (virut, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng), tảo độc, độc tố sinh học khác.

– Hóa chất, thuốc, phân bón sử dụng cho nuôi trồng thủy sản, gây màu, xử lý môi trường và phòng trị bệnh.

– Thức ăn: bảo quản bằng kháng sinh hoặc trộn thêm kháng sinh để phòng bệnh cho động vật nuôi, các chất kích thích sinh trưởng hoặc thức ăn để quá hạn sẽ nhiễm nấm độc.

– Con giống: trong quá trình ương ấp dùng nhiều các hoá dược và kháng sinh phòng trị bệnh.

Sơ đồ các mối nguy tác động và ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn vệ sinh sản phẩm  trong nuôi trồng thủy sản

Dựa trên các mối nguy ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm chúng ta thực hiện các biện pháp tổng hợp cho nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:

  1. Xây dựng và chuẩn bị hệ thống nuôi
  2. Chọn giống và mùa vụ nuôi cá
  3. Lựa chọn thức ăn và quản lý thức ăn
  4. Thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi cá
  5. Quản lý môi trường
  6. Quản lý sức khỏe cá nuôi
  7. Thu hoạch và bảo quản sản phẩm cá
  8. Tổ chức trang trại
  9. Hồ sơ và lưu trữ hồ sơ

Đây là cuốn sách giúp cho bà con nông dân có thể tiếp cận được công nghệ và quy trình nuôi cá sạch đã được TS. Bùi Quang Tề nghiên cứu và ứng dụng thành công tại nhiều cơ sở và hộ nuôi cá tra trên cả nước.

Tải sách tại đây: http://goo.gl/5qcCwk

1 thoughts on “[Sách] Công nghệ nuôi thương phẩm cá tra theo quy phạm thực hành nuôi thủy sản tại Việt Nam (VietGap)

  1. Pingback: Bệnh thường gặp của cá Tra nuôi theo mùa - Bùi Quang Tề

Comments are closed.